Trước khi nhập trạch cần làm những gì?
- Bếp (nên hoàn thiện trước)
- Bàn thờ: bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ), hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
- Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới)
- Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu,…)
I. ĐỒ THỜ CÚNG
- Bát hương (Chuẩn bị 3 bát hương hoặc 1 bát hương)
- Chân bát hương, bậc tam cấp
- 3 Chén đựng (Gạo, muối, nước)
- Mâm bồng
- Ống hương, ống hoa
- Đèn dầu
- Có thể chuẩn bị thêm đôi Lộc Bình gốm đặt hai bên bàn thờ
II. CHUẨN BỊ
- Rượu trắng và gừng giã nhỏ hoặc nước thơm Ngũ vị hương, Bát vị hương để lau dọn, tẩy rửa năng lượng đồ thờ trước khi bốc bát hương.
- Tro để bốc bát hương: Có thể mua ngoài quán hoặc tốt nhất là tự đốt tro bằng rơm nếp vì có trường năng lượng cao.
- Cốt bát hương: Nên có 1 hoặc 1 số thất bảo Phật gia (Thạch anh, hổ phách, vàng, bạc, xà cừ, san hô, lưu ly). Thường thì vẫn dùng thạch anh ngũ sắc.
- Khăn sạch để lau (Chuẩn bị 2-3 cái).
- Chậu sạch, mâm sạch.
- Dầu để đốt đèn hoặc nến.
- Trầm Hương tự nhiên: Kích hoạt khí và tẩy rửa năng lượng khi về nhà mới rất hiệu quả.
III. ĐỒ LỄ CÚNG
- Mâm ngũ quả, hoa tươi
- Gà, xôi
- Rượu
- Nước lọc 3 chai loại 1.5l (Lấy nước tại nhà mới)
- Gạo, muối (Nên lấy ở nhà mới)
- Hương; lễ tiền vàng thổ công, gia tiên
Cách thắp hương hợp tâm linh trong thờ cúng
- Đặt một cách cẩn thận: Không để hương bị tắt trong khi đang sử dụng.
- Nếu là hương que: Chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Nếu thấy đã có hương cháy, không cần thắp và cắm tiếp. Chỉ dùng một nén hương là được, không cắm hay thắp cả thẻ/gói hương.
- Nếu là hương tháp: Chú ý phải đặt vào giữa đĩa hương hoặc lư hương.
- Nếu là hương vòng: Chú ý đặt thuận theo chiều kim đồng hồ.
- Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ,… Nhiều người không hiểu, cho rằng cắm hương vào đồ lễ của mình thì mới thiêng, Phật Thánh mới biết là không đúng.
Có nên lấy lộc về bàn thờ?
- Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình là không nên. Đồ đã cúng rồi, không thể cúng lại; nhiều đồ không liên quan đến thờ cúng cúng cũng đặt ban thờ để cúng; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ,…
- Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.
- Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.
- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa. Nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.
- Bùa, phù chú,… đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người, chỉ gây thêm bất lợi cho bản thân mà thôi.
Cửa hàng kinh doanh có cúng ông Táo không?
- Cúng ông Công ông Táo thường chỉ làm tại gia đình, hay cửa hàng kinh doanh liên quan đến ăn uống.
- Cửa hàng kinh doanh không liên quan đến nấu nướng, thì không cần cúng ông Táo tại cửa hàng. Chỉ cần làm lễ ở nhà là được.
- Dân gian cho rằng bắt buộc phải làm trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, để ông Táo kịp báo cáo là không phả. Vì thực tế theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới lên trời.
- Chúng ta có thể làm trong ngày 23, hoặc nếu vì lý do thời gian, có thể làm từ 21-23 tháng Chạp.
Nên cúng Thần Tài, Thổ Địa như thế nào?
Thần Tài, Thổ Địa được cho là người mời đón khách hàng cho chủ cửa hàng, nếu có bàn thờ cần thắp hương hàng ngày.
Còn đón Thần Tài, Thổ Địa thực tế hay diễn ra vào lễ hóa vàng đầu năm. Vì có liên quan tới văn hóa đón Tài Thần và Hỷ thần, được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 5 tháng giêng.
Ở Việt Nam quen hóa vàng vào mùng 3, nhưng thực tế mùng 2 là ngày đón Tài thần. Lúc này dán ảnh Tài Thần trong gia đình, làm lễ (sau đó mới hóa vàng) để đón thần Tài.
- Cần lễ bái chư Phật, Thánh từ giữa trước, sau đó theo hướng từ phải sang trái.
- Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa bên. Đồng thời không được dẫm lên bậu cửa.
- Không được tùy ý làm ồn, hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh. Cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
- Khi bước đi, cần phải cẩn thận, không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
- Nếu muốn làm lễ, cũng không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương