Làm lễ cúng ông Táo vào thời gian nào

Ông công ông táo

Theo dân gian lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng. Vậy nếu bận công việc thì có thể làm lễ cúng ông Táo trước hoặc sau ngày 23 hay không?

Chúng ta cùng lật tra sách vở cổ kim:

Tác phẩm sớm nhất liên quan là “Phong Thổ Ký” đời Tấn có chép “Lạp nguyệt nhị thập tứ nhật dạ, tự táo, vị táo thần dực nhật thượng thiên, bạch nhất tuế sự, cố tiên nhật nhật tự chi”, nghĩa là “tối 24 tháng chạp cúng Táo, để thần Táo ngày hôm sau lên trời, báo cáo công việc cả 1 năm, nên phải cúng trước 1 hôm”.

Đời Tống, Phạm Thành Đại có viết trong “Tế Táo thi” rằng “Cổ truyền lạp nguyệt nhị thập tứ, táo quân triều thiên dục ngôn sự”, nghĩa là “Xưa nay ngày 24 tháng Chạp, Táo quân lên triều để báo việc”.

Đời Đường, trong “Liên hạ tuế thời kí” còn chép “dĩ tửu tao đồ vu táo thượng, sứ tư mệnh tuý tửu”, nghĩa là “dùng rượu đặt trên bếp, để ông Táo say” để ông Táo say không đi bẩm báo nữa.

Đến tận đời Thanh, lễ cúng ông Táo vẫn diễn ra vào ngày 24, đến tận đời vua Càn Long (1711 – 1700) vẫn làm lễ vào ngày 24. “Thanh Gia Lục” quyển thứ 12 có chép “Tục hô lạp nguyệt nhị thập tứ dạ vi niệm tứ dạ, thị dạ tống táo”, nghĩa là “Thông tục ngày 24 tháng chạp làm lễ 4 buổi đến từ (20-24), là tiễn ông Táo buổi khuy”.

“Thanh triều Dã sử Đại quan – Thanh cung di văn” còn chép rằng hàng năm vua Càn Long làm lễ ông Táo ngày 24 tháng chạp ở cung Khôn Ninh (nằm trong Tử Cấm Thành).

Cuối đời Thanh, để cắt giảm chi phí, chỉ làm 1 lễ lớn vào tối 23; từ đó về sau gần kinh thành làm ngày 23. Điều đó cho thấy Việt Nam bị ảnh hưởng dùng ngày 23 cúng ông Táo từ cuối đời Thanh còn thực tế khi bận công việc không thể làm lễ cũng ông Táo vào ngày 23 thì vẫn có thể làm lễ vào ngày 22, 23 hay 24.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *