Trong một công trình thì phòng vệ sinh thường có diện tích khiêm tốn nhất nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Theo Phong Thuỷ thì phòng vệ sinh có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và là nơi giải toả mệt mỏi. Vì vậy việc thiết kế nhà vệ sinh theo Phong Thuỷ là rất quan trọng giúp nâng cao năng lượng của ngôi nhà.
Lý khí: Vị trí Cát – Hung khi thiết kế Phong Thuỷ nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh hay nhà tắm thường được coi là công trình phụ trong ngôi nhà nhưng lại không thể thiếu trong môi ngôi nhà. Mặc dù vẫn dựa theo nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng” nhưng khác với phòng thờ, phòng ngủ hay bếp là đặt ở cung tốt thì nhà vệ sinh lại đặt ở cung xấu. Đây chính là nguyên lý “Dĩ độc trị độc”; đặt khu vệ sinh lên vị trí xấu sẽ giúp trấn áp các hung tinh, khiến cho các hung tinh không phát huy được tác dụng hoặc hoá giải làm giảm tác động của nó.
Ngược lại không nên để khu vực vệ sinh tại cung có sao sinh vượng khí vì sẽ phản tác dụng, làm cho ngôi nhà không vượng tài được hoặc ảnh hưởng đến nhân đinh.
Ví dụ: Ngôi nhà được xây dựng và nhập trạch vận 8. Hướng nhà 225 độ – Cấn Sơn Khôn Hướng. Nhà vệ sinh nằm ở phía Đông Nam căn nhà, sau khi phân chia tinh bàn tay thấy phòng vệ sinh nằm tại khu vực có sao Sinh Khí sơn tinh Nhất Bạch. Tuy có cặp sao 1-4 thúc đẩy quan vận và sự nghiệp, công việc … nhưng cũng nên đề phòng bị người khác ghen ghét, đố kị.
Loan đầu: Bố cục của nhà vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau
Nhà vệ sinh không được chung tường với đầu giường, bếp và bàn thờ: Sẽ phân tích rõ hơn ở các bài thiết kế Phong Thuỷ phòng bếp, phòng ngủ và bàn thờ.
Nhà vệ sinh không nên đặt dưới gầm cầu thang do cầu thang. Mặc dù cầu thang và nhà vệ sinh đều thuộc Thuỷ. Nhưng Thuỷ nhà vệ sinh có tính chất xấu trong khi cầu thang có tác dụng dẫn khí trong nhà. Nên khi đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang thì uế khí từ nhà vệ sinh có thể sẽ dao động và luân chuyển đến các tầng trong ngôi nhà.
Nền nhà vệ sinh không nên cao hơn nền phòng chính. Vì theo Phong Thuỷ khi nền nhà vệ sinh cao hơn nền phòng chính thì rơi vào cách cục Hạ thuỷ. Chủ về sức khoẻ kém; vợ là người nắm quyền điều hành trong nhà, vượt quyền chồng theo hướng tiêu cực.
Cửa nhà vệ sinh không được đối diện cửa chính hoặc cầu thang: Đây chính là “đại kỵ” của Loan đầu. Cửa chính là nơi đón khí quan trọng của ngôi nhà; là nơi đón Sinh Vượng khí. Cầu thang là nơi dẫn khí, luân chuyển khí. Nếu cửa chính hoặc cầu thang đối diện nhà vệ sinh thì Sinh Vượng khí sẽ bị suy giảm, rất không tốt cho sức khoẻ.
Phòng vệ sinh không nên để ở cung trung. Vì cung trung là nơi có trường khí rất mạnh, đặt nhà vệ sinh ở đây sẽ kích hoạt năng lượng xấu của nhà vệ sinh và gây ô uế.
Nhà vệ sinh nên khô ráo, thoáng mát
Nhìn ở góc độ khoa học: Nhà vệ sinh chính là nơi tích tụ nước, nếu có quá nhiều hơi ẩm thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mọi người. Hơi ẩm trong nhà vệ sinh cao, tạp khí lan tràn sẽ mang theo mùi hôi và nấm mốc bay ra khắp nhà. Về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sức khoẻ và tinh thần cho mọi người trong gia đình.
Nhìn ở góc độ Phong Thuỷ: Nhà vệ sinh là nơi tích tụ Âm khí. Chính vì vậy nhà vệ sinh nhất định phải có cửa sổ giúp thông khí và ánh sáng tự nhiên chiếu vào để tăng cường Dương khí. Điều đó giúp cân bằng Âm Dương; loại bỏ được tạp khí và cân bằng độ ẩm; từ đó có được không gian tươi mới và sạch sẽ.
Chọn màu sắc phù hợp theo Phong Thuỷ
Nhà vệ sinh thuộc Thuỷ, cho nên màu sắc nhà vệ sinh cũng cần lưu ý. Tốt nhất là nên chọn màu xám, ghi thuộc Thuỷ hoặc màu trắng, tươi sáng . Như vậy vừa có tác dụng áp chế Âm khí lại làm nổi bật sự sạch sẽ của nhà vệ sinh. Từ đó khiến cho người sử dụng nhà vệ sinh luôn có tâm trạng thoải mái.
Cũng nên lưu ý không nên sử dụng gam màu nóng như màu cam thuộc Thổ hoặc màu đỏ thuộc Hoả. Bởi vì cục diện Thuỷ Hoả tương xung sẽ khiến cho người sử dụng cảm thấy bực bội trong lòng.
Một số bí quyết giúp gia tăng hiệu quả khi thiết kế nhà vệ sinh theo Phong Thuỷ
Nếu nhà vệ sinh không có cửa sổ hoặc cửa sổ nhỏ không đảm bảo thông khí. Giải pháp là bố trí quạt thông gió và nên bật thường xuyên để đảm bảo nhà vệ sinh khô thoáng.
Nhà vệ sinh phải chống thấm nước, chống ẩm tốt: Thường thì Trần, tường, sàn của nhà vệ sinh đều cần lựa chọn vật liệu hết sức cẩn thận để xử lý chống thấm tốt. Tránh làm bằng các vật liệu dễ bị mài mòn.
Nên để cây xanh trong nhà vệ sinh: Do nhà vệ sinh nhiều độ ẩm, sự chênh lệch nhiệt độ cũng tương đối lớn. Nên để cây xanh trong nhà vệ sinh vừa giúp điều hoà không khí lại tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên. Cũng nên lưu ý chọn cây có tính chịu ẩm tốt để hấp thụ khí bẩn, cây có hương thơm để giảm mùi khó chịu của nhà vệ sinh. Ví dụ: Cây dương xỉ, cây dứa cảnh, cây hoàng tinh, …
Chỉ nên đặt các vật dụng cần thiết nhất, không để nhiều thứ linh tinh làm không khí không lưu thông. Dụng cụ lau chùi nhà vệ sinh không nên để lộ ra ngoài vì chúng thường có mùi hôi, uế khí.
Hồ Quang Vinh – Phong Thuỷ Hồng Phúc